v Lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ
- NT-71 và NT-81 có giảm mạnh decolorization cũng như COD.
- Với hóa chất khử màu xử lý nước thải bằng các loại thuốc nhuộm hòa tan và không hòa tan, nhuộm bazơ, nhuộm acid, nhuộm phân tán (Disperse), nhuộm trực tiếp (Direct Dyestuff)…, có thể đạt hiệu suất rất cao.
- Đặc biệt được sử dụng để xử lý nước thải màu từ ngành công nghiệp dệt nhuộm, nghành công nghiệp sắc tốt, nghành công nghiệp mực in và nghành công nghiệp giấy.
- Trầm tích nhanh, keo tụ tốt hơn hẳn so với các loại PAM + PAC.
- Hòa tan trong nước, an toàn, không độc hại, ổn định thủy phân, không nhạy cảm với sự thay đổi giá trị pH, chống Clo. Vô hại, không cháy và không nổ, nó có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, nó không thể được đặt trong ánh mặt trời.
v Các phương pháp đưa ra hiệu quả tốt hơn
- Có giải pháp 2-2,5%, bằng cách trộn nước và với hóa chất khử màu NT-71 và NT-81, thêm nó trực tiếp trong nước thải, khuấy động một vài phút sau khi lắng đọng hoặc nổi có thể gây ra sự biến màu nước thải thu được sau khi chất lỏng trong suốt.
- Điều chỉnh giá trị pH của mẫu nước thải đến 7-8, có thể cải thiện hiệu quả khử màu.
- Khi đối phó với sắc độ cao và COD của nước thải, có thể sử dụng polymaluminum clorua (PAC) với nhau (chú ý không sử dụng hỗn hợp). Điều này có hiệu quả có thể làm giảm chi phí xử lý decolorization nước thải, giảm COD, làm thế nào để thêm PAC nên được theo tình hình thực tế, nó là tốt nhất để làm cho nhân viên chuyên nghiệp và kỹ thuật để phát triển một giải pháp tốt.
- Thêm dung dịch polyelectrolyte anion, trộn chậm để có khối lớn, lắng đọng.
2. Môi trường
v Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm
- Độ màu của nước thải cao.
- pH, nhiệt độ của nước thải cao.
- COD trong dòng thải lớn.
- Hàm lượng các hóa chất trong nước thải rất cao.
v Để xử lý nước thải ta cần phải xem xét kỹ các vấn đề như sau:
- Vải nhuộm là vải Coton hay Polyeste.
- Nhuộm vải hay nhuộm chỉ.
- Máy nhuộm là máy nằm (máy thủ công) hay máy đứng (máy tự động)
v Đặc điểm
Vải nhuộm là vải coton thì độ màu của nước thải thường cao hơn so với vải PE. Nước thải từ quá trình nhuộm coton khó xử lý hơn, tiêu tốn nhiều hóa chất xử lý hơn. Vải nhuộm là Polyeste thì nước thải có độ màu thấp hơn, pH của nước thải thường cao hơn. Quá trình xử lý dễ dàng hơn. Chi phí xử lý nước thải thấp hơn so với nước thải từ quá trình nhuộm vải coton.
v Các loại nhà máy nhuộm
Nhà máy nhuộm vải: Thời gian cho mỗi mẻ nhuộm nhiều hơn, độ màu nước thải không ổn đinh : lúc nhuộm thì độ màu cao, lúc giặt thì độ màu thấp. Nhiệt độ của nước thải nhuộm vải thấp hơn.
Nhà máy nhuộm chỉ: Thời gian nhuộm chỉ thấp hơn, nước thải từ quá trình nhuộm cao và ổn định. Nhiệt độ của nước thải sau nhuộm rất cao.
Máy nhuộm là máy nằm: là máy nhuộm thế hệ cũ, quá trình vận hành bán tự động. Dung trọng của máy nhuộm cao (lượng nước/khối lượng vải cao). Máy nhuộm nằm phát sinh nhiều nước thải hơn so với máy nhuộm đứng (cung một khối lượng vải).
Máy nhuộm là máy đứng: máy nhuộm thế hệ mới, khả năng tự động hóa cao hơn. Dung trọng của máy đứng thấp hơn. Lượng nước thải phát sinh máy nhuộm đứng thấp hơn.
v Về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
- Xử lý triệt để được độ màu chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…).
- Chi phí đầu tư thấp.
- Sử dụng ít hóa chất.
- Chi phí xử lý bùn thải thấp.
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
v Về kỹ thuật vận hành xử lý nước thải dệt nhuộm
- Yêu cầu quy trình công nghệ xử lý nước thải ổn định, xử lý nước thải đầu ra luôn đảm bảo tiêu chuẩn.
- Có khả năng dễ dàng nâng cấp hệ thống xử lý lên công suất lớn hơn mà không phải tốn nhiều chi phí.
- Hệ thống hoạt động ổn định, tự động hóa cao và chi phí xử lý nước thải thấp.
- Tối ưu hóa về quá trình xử lý bùn thải.
- Xử lý triệt để được độ màu chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N - NH4+…).
- Chi phí đầu tư thấp.
- Sử dụng ít hóa chất.
- Chi phí xử lý bùn thải thấp.
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
v Nguồn gốc phát sinh nước thải:
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất.
Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.
v Thành phần tính chất nước thải:
Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm: nước thải nhìn chung rất phực tạp và đa dạng, đã có hàng tram loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa,… được đưa vào sử dụng. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận . Nước thải gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao,…